Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1-41 được trải qua vô cùng thú vị bởi có rất nhiều điều kỳ diệu xảy ra trong cơ thể người mẹ. Một mầm sống được hình thành và lớn lên từng ngày làm chúng ta không thể ngờ tới.
Các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1-41
Tam cá nguyệt thứ nhất
- Tuần 1-4: Quá trình thụ thai đang diễn ra và một quả bóng nhỏ tập hợp của các thế bào sống đang phân chia và tìm cách bám vào dạ con của người mẹ.
- Tuần 5: Quả bóng tế bào đang lớn dần lên và trở thành một phôi mầm. Đối với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều sẽ nhận thấy rõ ràng việc mình có thai qua việc không thấy có kinh nguyệt mặc dù đã đến ngày.
- Tuần 6: Phôi mầm đã phát triển thành một bào thai. Khi đó con yêu của bạn có kích thước tương đương một hạt đậu đỏ, xương sống và các dây thần kinh bắt đầu hình thành. Bào thai sẽ có một hệ thống huyết mạch riêng, đôi khi không giống với mẹ. Trên bào thai xuất hiện các chồi bé nhỏ, đây chính là tay và chân của con yêu.

- Tuần 7: Trái tim của con yêu bắt đầu thành hình và bạn có thể siêu âm và nghe tim thai. Bạn có thể sẽ bị ốm nghén vào buổi sáng sớm, đi tiểu nhiều, buồn nôn, hay khóc và dễ nổi cáu với chồng.
- Tuần 8: Lúc này mẹ bầu có thể đi siêu âm để kiểm tra tình trạng bé yêu. Kỹ thuật siêu âm giai đoạn này là dùng thiết bị đưa qua đường âm đạo (siêu âm đầu dò) để kiểm tra xem bé yêu có làm tổ sai vị trí không. Bên cạnh việc trái tim có nhịp đập thành tiếng, các bộ phận khác như não bộ, tay chân cũng ngày một phát triển.
- Tuần 9: Thai nhi 9 tuần tuổi có kích thước lớn bằng quả mâm xôi và đã có hình dáng của con người. Bé yêu có những chuyển động đầu tiên trong bụng mẹ nhưng quá nhỏ nên bạn chưa cảm nhận được.
- Tuần 10: Về cơ bản, thai nhi 10 tuần sinh lý đã phát triển đúng vị trí và có dái tai nhỏ xíu). Nhưng vẫn còn nhiều bộ phận khác nữa sẽ tiếp tục phát triển về sau.
- Tuần 11: Khi đến tuần 11 phôi thai đã hoàn thành giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của mình. Da của bé vẫn còn hơi mờ nhưng chân tay đã có thể uốn cong và gập xuống. Các chi tiết nhỏ như móng tay bắt đầu hình thành.
- Tuần 12: Lúc này bé có thể làm một số hành động như mút mát, gập ngón chân hay xòe ngón tay. Mẹ có thể chơi đùa với bé bằng cách ấn nhẹ vào bụng của mình.
- Tuần 13: Đây là tuần cuối của tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này bé sẽ có đường vân tay. Nếu là bé gái thì trong buồng trứng của con đã có hơn 2000 trứng.

Tam cá nguyệt thứ 2
Đã qua giai đoạn có nguy cơ sảy thai cao nhất. Lúc này các triệu chứng ốm nghén của mẹ sẽ rõ ràng và thường xuyên hơn.
- Tuần 14: Ở tuần này xung não, cơ mặt và chức năng thận bắt đầu hoạt động. Bé sẽ thực hiện động tác mút ngón tay thường xuyên hơn.
- Tuần 15: Mí mắt của con yêu chưa thể mở được nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng. Các mẹ có thể lấy đèn pin soi vào bụng để thử phản xạ của con. Nếu muốn biết giới tính của con các bạn có thể đi siêu âm vào tuần này.
- Tuần 16: Tai bé đã nằm đúng vị trí, đầu bé thẳng hơn và con di chuyển trong nước ối nhiều hơn.
- Tuần 17 -18: Em bé có thể có các cử động khớp xương rõ ràng.
- Tuần 19: Các giác quan nghe, nhìn, nếm của bé yêu đã phát triển. Mẹ bầu có thể hát, kể chuyện hoặc yêu cầu bố tâm sự với con.
- Tuần 20: Con yêu có thể nuốt nước ối và sản sinh ra phân su màu đen.
- Tuần 21: Bé yêu đạp vào thành bụng mẹ nhiều hơn.
- Tuần 22 – 23: Con của bạn lúc này đã khá giống với một em bé sơ sinh nhưng màu môi và lông mày chưa rõ nét. Tai của bé hoàn thiện và nghe được các âm thanh từ bên ngoài.
- Tuần 24 – 25: Da em bé căng hơn và tóc bắt đầu mọc
- Tuần 26: Thai nhi nuốt nước ối vào sau đó thải ra, nhờ đó phổi được hoạt động.
- Tuần 27: Đây đã là tuần cuối của tam cá nguyệt thứ 2. Lúc này bé có lịch trình ngủ và thức tương đối rõ ràng. Não đã phản xạ được nhạy cảm hơn nhưng phổi vẫn chưa hoàn thiện.

Tam cá nguyệt thứ 3
Các bố mẹ có thể đăng ký các lớp tiền thai sản và chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Tuần 28 – 30: Thị lực của con phát triển, đầu to lên và phổi hoạt động nhiều hơn
- Tuần 29: Bé yêu có khả năng xoay đầu từ bên nọ sang bên kia linh hoạt.
- Tuần 30 – 31: Mỗi tuần bé tăng khoảng 0,5kg.
- Tuần 32: Thành phần xương sọ chưa đóng nhưng điều này sẽ giúp việc sinh bé ra dễ dàng hơn đối với mẹ.
- Tuần 33 -34: Phổi và hệ thần kinh trung ương của bé yêu tiếp tục hoàn thiện.
- Tuần 35P: Bé có thể thấy ngột ngạt đôi chút ở trong bụng mẹ.
- Tuần 36: Trên da con yêu xuất hiện lớp nhầy bảo vệ.
- Tuần 37: Trông con đã khá giống một em bé sơ sinh. Não và phổi bé yêu sẽ tiếp tục phát triển.
- Tuần 38: Lòng đen ở mắt con đang phát triển nhưng chưa bộc lộ hết sắc tố để biết con sẽ có màu mắt gì.
Giai đoạn chuẩn bị đi sinh
- Tuần 39: Lúc này con đã đủ ngày đủ tháng có thể chào đời bất cứ lúc nào. Cơ thể tiếp tục sản sinh ra mỡ để có thể cân bằng khi chào đời.
- Tuần 40 – 41: Nếu bạn vẫn chưa sinh thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận tư vấn.
Kết luận
Việc hiểu được sự phát triển các giai đoạn phát triển của thai nhi từ tuần 1-41 giúp các mẹ chủ động hơn trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng và phương thức tác động hợp lý kích thích sự phát triển của bé yêu. Chúc các bà mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe và an nhiên.